Hotline : 024 7304 8555 - 0972 89 3311

Email : info@moitruongsmart.com

Nội dung đánh giá tác động môi trường

Nội dung đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều công việc khác nhau. Nhằm xem xem một dự án từ khi xây dựng đến hoạt động có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Từ đó đề ra những biện pháp xử lý, đề phòng rủi ro, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, kinh tế xã hội tại đó.

I .Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là Báo cáo ĐTM:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì báo cáo đánh giá tác động môi trường là kết quả đánh giá tác động môi trường. Trong đó tại khoản 7 Điều 3 Luật này có giải thích: Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường."

Như vậy có thể hiểu đây là báo cáo của các chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án của mình và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
  • Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Đối tượng lập báo cáo ĐTM

-    Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường;

-    Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường.

-    Đối tượng quy định thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Quy trình lập báo cáo ĐTM gồm các bước

  • Khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, lập thuyết minh dự án;
  • Tiến hành lấy mẫu nền phân tích làm cơ sở để lập hồ sơ;
  • Tổng hợp thông tin lập hồ sơ báo cáo ĐTM;
  • Tiến hành thủ tục tham vấn ý kiến cộng đồng theo quy định (trường hợp nằm ngoài KCN);
  • Nộp hồ sơ hoàn chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền;
  • Thành lập hội đồng thẩm định bảo vệ hồ sơ về dự án;
  • Chỉnh sửa và trình ký chờ ra quyết định phê duyệt.

Cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM

Theo Điều 35 của Luật Bảo vệ Môi trường 72/2020/QH14, cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

* Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT):

a. Dự án đầu tư nhóm I, theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

b. Dự án đầu tư nhóm II, theo các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này, thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM

Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, theo quy định như sau:

  • Nhóm I: 45 ngày (khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
  • Nhóm II: 30 ngày (điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
  • II. Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
  • Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Đối tượng cần thực hiện lập giấy phép môi trường

Áp dụng theo Mục 4 điều 39 trong Luật bảo vệ môi trường 2020, quy định những đối tượng dưới đây cần phải có hồ sơ giấy phép môi trường:

  • Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
  • Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.
  • Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.

Quy trình xin cấp giấy phép môi trường gồm các bước

  • Chủ đầu tư dự án, cơ sở sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp đến cơ quan có thẩm quyền
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, công khai của hồ sơ.
  • Tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra thực tế dự án đầu tư, cơ sở và tiến hành thẩm định, cấp giấy phép môi trường
  • Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ nộp lại cho cơ quan có thầm quyền
  • Trình ký và chờ ra quyết định cấp giấy phép môi trường

Thời gian hiệu lực và thời hạn của giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2022 và thời hạn được quy định rõ theo Khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường 2020. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

  • Đối với các dự án đầu tư nhóm I,  các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, các khu công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1 thì có hiệu lực 7 năm.
  • Đối với các đối tượng không thuộc quy định tại 2 điểm trên thì thời hạn của giấy phép môi trường sẽ là 10 năm.

Nội dung về giấy phép môi trường

Trong giấy phép môi trường, nội dung chính sẽ có những mục như sau:

  • Nguồn phát sinh nước thải, dòng nước thải, lưu lượng xả thải nước thải tối đa, các chất ô nhiễm, giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm, vị trí, phương thức xả thải cùng các nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nguồn phát sinh khí thải: dòng khí thải, lưu lượng xả thải, các chất ô nhiễm, giá trị giới hạn của các chất gây ô nhiễm, vị trí cùng phương thức xả khí thải.
  • Nguồn phát sinh, giá trị giới hạn với 2 loại độ rung và tiếng ồn.
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại, mã chất thải nguy hại, khối lượng được phép xử lý, số lượng các trạm trung chuyển CTNH, địa bàn hoạt động của dự án đầu tư, các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTNH.
  • Loại, khối lượng phê liệu được phép nhập khẩu đối với các dự án đầu tư, các cơ sở chuyên nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất.

Thời hạn cấp giấy phép môi trường

  • Đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An thì thời hạn cấp phép không quá 45 ngày làm việc.
  • Đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp Tỉnh, cấp Huyện thì thời hạn cấp phép không quá 30 ngày.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định về thời gian cấp phép ngắn hơn so với thời gian quy định trên với loại hình, tính chất cũng như quy mô củ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh.

Trên đây là các thông tin về các quy định, thủ tục lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường và cấp Giấy phép môi trường mới nhất năm 2024

Mọi thông tin chi tiết, mời khách hàng liên hệ với chúng tôi: 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG SMART

Hotline: (024) 7304 8555098.367.6232

Email: Info@moitruongsmart.com

Website: moitruongsmart.com

Fanpage: facebook.com/locnuoccongnghiepvaxulynuoctha

 

 

Đối tác của chúng tôi

Đăng ký tư vấnx

    Nhận hồ sơ năng lựcx